Monday, December 30, 2002

Tố Hữu, những vần thơ khó quên


Phan Kiến Quốc

Ngày 9/12/2002, nhà thơ Tố Hữu qua đời. Trong vòng 2 ngày ngắn ngủi, các cơ quan thông tấn đều đăng tải tin này đồng thời có trích đăng vài tác phẩm tiêu biểu. Tuy nhiên trong "70 năm lao động thơ" với trên dưới 300 bài thơ lớn nhỏ, có nhiều bài mà rất ít người biết. Rất ít vì không được phổ biến, nhưng phải nói đúng hơn là nhà nước cũng không muốn nhắc tới và muốn cho nó đi vào quên lãng.

Saturday, November 30, 2002

Xin cảm ơn!


Phan Kiến Quốc

Vụ cháy Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế tại Sài Gòn ngày 29/10/2002 đã qua được đúng một tháng, những xúc động ban đầu bây giờ đã qua đi, nhường chỗ cho những ưu tư của cuộc sống hàng ngày. Nhưng nỗi đau mất người thân của các gia đình nạn nhân sẽ còn mãi nhức nhối, nhức nhối như những uẩn khúc khó hiểu mà mãi mãi sẽ chẳng giải bày được...

Wednesday, November 20, 2002

Có còn vui vẻ không?


Phan Kiến Quốc

Vào trung tuần tháng 10/2002, nghĩa là 6 tuần sau khi khai giảng đại học niên khóa 2002-2003, ngành giáo dục Việt Nam đã cho công bố kết quả kỳ thi tuyển sinh đại học năm nay. Một kỳ thi hoàn toàn mới với chủ đích có một cái nhìn thật chính xác và khách quan trình độ học sinh trên cả nước. Chiếu theo các con số được thông báo, mọi người - từ các giáo sư lẫn phụ huynh đều chết lặng và phải đặt câu hỏi: phải chăng giáo dục nước nhà đang trên đà phá sản và bây giờ phải làm gì để cứu vãn tình hình nguy kịch trên.

Tuesday, October 29, 2002

Chuyện hai mùa mưa


Phan Kiến Quốc

Mưa xứ người

Trung tuần tháng 8 vừa qua, thế giới đều rúng động trước hàng loạt các thiên tai làm hàng ngàn người thiệt mạng, trên hai triệu người phải lâm vào cảnh màn trời chiếu đất và làm thiệt hại gần 3 tỉ đô la.

Tại Cộng Hòa Tiệp, các trận mưa lũ đã làm sông Vlatava dâng cao chưa từng thấy từ hơn một thế kỷ nay. Lưu lượng đã có lúc đạt đến 4500m3/giây nghĩa là lớn gấp 30 lần lưu lượng bình thường và sông dâng cao 10cm mỗi 15 phút, nhận chìm thủ đô Praha, làm thiệt hại trầm trọng nền kinh tế nước này.

Tuesday, August 20, 2002

Chuyện nước non!


Phan Kiến Quốc

Cứ mỗi lần mùa mưa đến thì y như rằng điệp khúc "ngập lụt" lại vang lên khắp nơi, đặc biệt là hai thành phố lớn là Sài Gòn và Hà Nội. Mùa mưa ở Việt Nam bắt đầu từ tháng 6, nhưng chỉ vài trận mưa đầu mùa cuối tháng 5 là bà con lại thấy một tương lai u ám cho suốt mùa mưa tới. Vào ngày 21/6, trận mưa kéo dài 45 phút đã gần như biến thành sông, những con đường lớn nhất Sài Gòn như Trần Hưng Ðạo, 3/2 (Trần Quốc Toản cũ), ở đây nước dâng từ 20 đến 30cm. Xa xa hơn nhưng vẫn trong nội thành nhiều nơi bị ngập 50 cm. Cách đây vài năm tại quận Tân Bình khu vực ven kênh Nhiêu Lộc, nước dâng ngang thắt lưng, vượt quá tay lái xe hai bánh, khiến cảnh tượng người dân dắt xe trong nước trông vừa khôi hài vừa chua xót. Hiện nay (tháng 7/2002), Sài Gòn vẫn còn 114 điểm ngập nước. Ðược gọi là điểm ngập nước khi sau cơn mưa, nước ngập nhiều đủ để trở ngại lưu thông - nghĩa là "xấp xấp" 30 đến 40 cm, chứ còn những nơi 10 đến 20 cm thì không kể hết được. Theo Sở Giao Thông thì với điều kiện hiện nay, mỗi năm thành phố chỉ có thể "xóa" được tối đa 25 điểm, nghĩa là phải đợi đến hết năm 2008 - với điều kiện không có phát sinh các điểm lụt mới. Ngoài Hà Nội (mà báo chí hay nói đùa là Hà Lội) thì cũng xấp xỉ 100 điểm ngập úng. Có những nơi như Khâm Thiên nhà nước cứ chống lụt bằng phương pháp nâng nền đường khiến nhà dân từ từ "chìm" xuống. Từ hẻm vào nhà cứ phải bước xuống vài bậc thang...

Tuesday, April 30, 2002

Bao giờ bệnh viện lại là nhà thương!


Phan Kiến Quốc

Ngày 27/2/2002 vừa qua, cũng như mọi năm, nhà nước Việt Nam cho tổ chức "Ngày thày thuốc Việt Nam", và cũng cóp-pi năm ngoái, quanh đi quẩn lại chỉ có vài cái biểu ngữ treo lỏng chỏng, một vài phóng sự qua loa về các bác sĩ "vùng sâu vùng xa" rồi hết. Tuy nhiên, qua các bài báo và đặc biệt là lời phát biểu của các bác sĩ tăm tiếng, người ta quả thật cũng đang thấy một vấn nạn lớn lao trong xã hội Việt Nam ngày nay: y đức.

Y đức là đạo đức của lương y, của người thày thuốc, và là thứ "quý hiếm, và đang trên đà diệt vong".

Thursday, March 14, 2002

Giấy bạc 50.000 đồng và cột mốc 1369


Phan Kiến Quốc

Vào tháng 4 năm 2001, sau nhiều xôn xao trong xã hội, Ngân Hàng Nhà Nước VN ra thông báo chính thức về vấn đề tiền giả lưu hành trên thị trường, đặc biệt là tờ giấy bạc 50.000 đồng. Phải nói đây là một sự kiện khá hiếm hoi trong cung cách quản lý của một chế độ độc tài như nước ta - theo đó tất cả những chỉ dấu không có lợi cho chế độ đều bị giữ kín, và chỉ đến khi "chịu không thấu" mới bung ra.

Monday, February 25, 2002

Ði Xe Nghe Nói Dối

Phan Kiến Quốc

Báo Thanh Niên, số ra ngày 17/12/2001 có một bài viết mang tựa "Ði xe nghe nói dối" đại ý phê bình ngành hỏa xa Việt Nam. Hiện nay, có lẽ để hành khách quên quãng đường Hà Nội - Sài Gòn kéo dài 41 tiếng nên mỗi khi qua một tỉnh hoặc một địa điểm nào đó, thì từ loa phát ra những lời bình chú về địa phương ấy. Chỉ có điều là - theo vị khách kể trên - những lời bình này đều sai hoặc không còn thích hợp chẳng hạn khi đi qua Ðồng Hới thì nghe thấy: "Khách sạn Nhật Lệ khang trang nằm bên bờ sông.... trong khi khách sạn ấy đã cũ rơ cũ rích như tàn dư của thời bao cấp". Hoặc khi đi qua Ðộng Phong Nha thì nghe thấy: "...khi gõ vào cột nhũ đá thì nghe một âm thanh rất kỳ diệu... mà thực ra thì âm thanh ấy là do tiếng gió lùa khe đá...". Và người viết bài ấy đã kết luận rằng: "Nói không đúng sự thật không chỉ là nói sai mà là nói dối"..