Wednesday, December 8, 2004

Những người kém ưu tiên


Phan Kiến Quốc

Một.

Ngày 7/12/2004 vừa qua, ngày khai mạc cúp bóng đá Tiger Cup, bạn tôi từ Mỹ về thăm nhà hí hửng sắp xếp công việc để đi xem trận ra mắt của đội VN đụng Singapore lúc 19g45 tại sân Thống Nhất ở Sàigòn. Lúc đến mới ngã ngửa ra rằng vé đã bán hết sạch từ trước đó cả tuần. Tuy nhiên ở VN cái gì thiếu thì thiếu, chứ vé chợ đen không hề thiếu. Bạn tôi phải bấm bụng bỏ ra 150 ngàn để mua cái vé hạng cá kèo và hớn hở bước vô sân vận động. Tuy nhiên (lại tuy nhiên) ở VN cái gì thiếu thì thiếu, chứ nghịch lý thì không bao giờ thiếu. Bạn tôi hăm hở bước vô và ôi thôi sự thật phũ phàng: không còn chỗ để đứng chứ đừng nói chỗ ngồi. Kiễng chân cho thật cao thì cũng chỉ thấy được cái đỉnh của màn ảnh đại vĩ tuyến. Trong sân tiếng cổ vũ inh trời mà mắt mũi chả thấy gì, tức muốn lộn ruột, đành phải bỏ ra về mà vẫn còn tiếc tiền.

Friday, October 15, 2004

Tư duy ơi hỡi tư duy!


Phan Kiến Quốc

Báo Công An TPHCM ngày 16/10/2004 trong mục Gia đình & Xã Hội đã trích đăng những bài văn học sinh trung học dưới tựa đề "Ðọc văn học trò mà muốn khóc". Ðây là những lời văn ngây ngô, ngớ ngẩn về tư duy và thấp kém về văn phạm. Và quả thực đó là những câu văn "phát khóc đi được".

Bài 1: Phát biểu cảm nghĩ của em về Nguyễn Du và tác phẩm Kiều.

Một em lớp 11 ở Cái Bè viết: "Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù lão tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công "Vương Thúy Liều" hay còn gọi là "Ðoạn trường thất thanh". Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm thất điên bát đảo cả giới hậu bối chúng ta..."

Monday, July 26, 2004

Từ Forbes đến Tuổi Trẻ


Phan Kiến Quốc

Trung tuần tháng 7/2004, sau vụ biên tập viên Paul Klebnikov của tạp chí Forbes bị sát hại tại Moscova vì đã đăng danh sách 100 người giàu nhất nước Nga, báo Tuổi Trẻ đã cho đăng lá thư của một độc giả ước mong danh sách này sẽ có ngày xuất hiện tại Việt Nam. "Việc này chắc chắn sẽ rất thú vị, công chúng sẽ biết được tài sản cũng như lĩnh vực hoạt động của những tỉ phú này". Trả lời cho ước vọng này, tòa soạn chỉ "cười huề" bằng một bài chuyện phiếm...

Tuesday, June 29, 2004

Kinh tế tri thức: Như khói như sương!


Phan Kiến Quốc

Hội nhập kinh tế là một xu hướng tất yếu để phát triển. Việc này đem lại nhiều điểm lợi nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi đất nước phải mở ra những hướng mới trong đó kinh tế tri thức chiếm một vị thế quan trọng. Một nền kinh tế tri thức bao gồm nhiều lãnh vực như khoa học, công nghệ - mà trong đó công nghệ thông tin (CNTT) có ảnh hưởng rất lớn trong toàn xã hội.

Bài viết này tóm tắt một cách sơ sài những nét chính trong nền CNTT Việt Nam, những yếu tố cấu thành và vai trò của nó trong sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Theo ý kiến cá nhân, CNTT nước ta phụ thuộc vào 3 yếu tố sau:

Sunday, May 16, 2004

Cá tháng tư


Phan Kiến Quốc

Cá Tháng Tư là một thói quen của người Pháp vào mỗi ngày 1/4 hàng năm. Ngày ấy mọi sự giễu cợt đều được châm chước nên người ta tha hồ chọc ghẹo, phá bĩnh hay lừa gạt nhau.

Từ hồi theo nền "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", trong nước đã bắt đầu làm quen với từ này. Nhưng không chỉ làm quen suông mà còn áp dụng triệt để nữa là đằng khác. Với những gì xảy ra trong tháng 4/04 vừa qua, ta có thể khắng định rằng nhà nước Việt Nam là những kẻ ưa cái trò chơi này nhất.

Wednesday, March 31, 2004

Bao cấp tư duy

Phan Kiến Quốc

Gần đây, ngày 06/3/2004, một cuộc hội thảo không chính thức nhưng gồm toàn những nhà giáo tên tuổi của Việt Nam vừa được tổ chức tại Hà Nội. Chủ đề của buổi họp là bàn về "căn bệnh nan y của nền giáo dục đào tạo nước nhà". Các ý kiến đều thống nhất: Trạng thái của nền Giáo Dục (GD) VN hiện rất không bình thường và cần phải tìm ra những "u nhọt" chính để "giải phẫu" mới mong cứu vãn. Nói đúng ra "u nhọt" rất nhiều vì nó đã tồn tại cả mấy thập kỷ và hiện này vẫn còn đang được điều hành, lãnh đạo của những "cái đầu ưu việt". Ta có thể kể ra là: Thi cử nặng nề, Chất lượng đào tạo kém, Sự bất công trong giáo dục, Gánh nặng học phí, Chế độ lương bổng bất hợp lý, Sách giáo khoa thay đổi liên tục nhưng chất lượng vẫn thấp... Trong nội dung giới hạn của bài này, chúng tôi muốn nói đến một vấn đề khác - mà ít khi được nhắc đến. Ðó là nạn "bao cấp tư duy".