Thursday, December 28, 2006

Giống giống... quen quen

 Phan Kiến Quốc

Vào ngày 21/12/2006, ông Saparmurat Niyazov, Tổng thống của nước Cộng Hòa Turkmenistan qua đời khi mới chỉ 66 tuổi. Thực tình mà nói thì có lẽ chẳng ai trong chúng ta biết đến cái nước Trung Á cũng như ông tổng thống của họ, nhưng khi được đọc tiểu sử Niyazov thì tôi lại thấy có một cái gì đó “giống giống quen quen” như đã thấy nhân vật này một lần ở đâu rồi.

Lò mò lên Internet, gõ chữ "Niyarov" vào Google thì thấy có tới 1.430.000 câu trả lời, có nghĩa là hơn cả cựu thủ tướng Nhật Koizumi (1.360.000). Vậy thì cái nhà ông Niyazov đâu có lạ lẫm gì với thế giới đâu cà.

Sunday, November 26, 2006

Ổn định chính trị là gì?


Phan Kiến Quốc

Hiểu theo một nghĩa thật nôm na, ổn định chính trị có nghĩa là không có thay đổi chính phủ soành soạch, không có những cuộc biểu tình tranh cử của các đảng phái chính trị. Nếu hiểu như thế thì thực sự trên trái đất này chỉ có 5 nước thực sự có ổn định là các nước cộng sản: Trung Quốc, Cuba, Bắc Triều Tiên, Lào và Việt Nam, nghĩa là những nước nghèo nhất thế giới, trừ Trung Quốc. Và tất cả các nước còn lại đều bất ổn định.

Saturday, September 2, 2006

Quý vị có nghe chúng tôi rõ không?


Phan Kiến Quốc

Sáng ngày 1/9/2006 trên đường đến cơ quan, chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy một đoàn người đang băng ngang công trường ngay sau lưng Nhà Thờ Ðức Bà ở Sài Gòn. Thoạt nhìn, chúng tôi ngỡ là những người đi ăn xin ở những khu đông khách ngoại quốc. Nhưng không, nhìn kỹ thì họ cầm cờ đỏ sao vàng và hình như có người cầm biểu ngữ! Ăn xin thì mắc gì cầm cờ? Không lẽ là một cuộc biểu tình? Biểu tình gì chỉ lèo tèo vài người mà chẳng có tí gì khí thế. Không lẽ... không lẽ biểu tình chống nhà nước? Ðến gần thì quả như thế. Tôi không tin tưởng vào mắt mình.

Wednesday, August 2, 2006

Bàng hoàng nối tiếp bàng hoàng.


Phan Kiến Quốc

Trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2005, dư luận nói chung và ngành giáo dục nói riêng thực sự bàng hoàng trước kết quả của môn Lịch sử. Theo thống kê của 4 trường đại học là ÐH Sư phạm Hà Nội, ÐH Ðà Lạt, ÐH Sư phạm TP.HCM và ÐH Sư phạm Ðồng Tháp cho thấy tỷ số trên trung bình là 1/30! Nhiều người đã thốt lên: "chưa bao giờ điểm thấp như thế! ". Ba tháng sau một cuộc hội thảo do Viện Nghiên cứu GD, Trường ÐH Sư phạm TP.HCM tổ chức sáng 8-11-05 nhằm tìm ra những giải pháp khắc phục. Buổi Hội thảo đã nêu lên những vấn nạn trong việc dạy và học môn sử, cụ thể là:

Thursday, July 13, 2006

Từ bế tắc đến bế tắc.


Phan Kiến Quốc

Sáng 07.07.2006, trong một khách sạn sang trọng tại Sàigòn, Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) phối hợp Câu Lạc Bộ Khoa học kỹ thuật Việt kiều (KHKT) TP.HCM tổ chức hội thảo với chủ đề "Phát huy hơn nữa tiềm năng chất xám của cộng đồng Kiều bào trong công cuộc phát triển đất nước". Hiện diện trong buổi hội thảo có Bà Tôn Nữ Thị Ninh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Ðối ngoại Quốc hội, đại diện các Bộ Khoa Học & Công Nghệ (KHCN), bộ Ngoại Giao, ông Nguyễn Văn Ðua- Phó Chủ tịch UBND TP.HCM. cùng khoảng 150 người tham dự.

Saturday, July 8, 2006

Chuyện dài thi cử

Lê Thụy

Tại Việt Nam, cứ vào mùa thi trung học phổ thông hoặc thi đại học thì bộ Giáo Dục Ðào Tạo lại phải điên đầu với tình trạng vi phạm quy chế tại một số hội đồng thi. Ðặc biệt là tập trung ở các tỉnh và tình trạng này vẫn tiếp diễn với mức độ ngày càng táo tợn.

Sunday, June 4, 2006

Nhỏ hay không nhỏ?


Phan Kiến Quốc

Ngày 27/3/2006, báo Thanh Niên đã phát động một diễn đàn mang tên "Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ? ", người khởi xướng là ông Dương Trung Quốc, một nhà nghiên cứu sử và đồng thời là đại biểu quốc hội tỉnh Ðồng Nai. Cho đến nay, diễn đàn đã nhận được hàng ngàn thư từ, bài vở bạn đọc từ khắp nơi trong lẫn ngoài nước và vẫn còn tiếp tục. Mỗi ngày Thanh Niên trích ra một lá thư tiêu biểu hoặc những nhận xét của độc giả. Tính ra cho đến nay cũng vào khoảng 150 ý kiến đóng góp đã được đăng báo.

Vậy những lá thư, những ý kiến của độc giả đã nói lên những gì?

Monday, February 20, 2006

Lãng phí thật và dân chủ giả

Lê Thụy

Năm hết Tết đến tôi lại nghe "điệp khúc mùa xuân" của các nhà lãnh đạo Việt Nam: "chống tham nhũng, không nhận quà Tết, chống lãng phí...". Chúng ta thử đi một vòng từ xóm, làng cho tới trung ương xem những điều mà họ tuyên bố thực hiện được bao nhiều phần?